Lịch sử thương hiệu đồng hồ Rolex
Nếu nhắc tới lĩnh vực đồng hồ cao cấp, đồng hồ Thụy Sĩ, hay những keywords tương tự như vậy, hẳn các bạn cũng sẽ nghe thấy cái tên: “Rolex”. Cái tên Rolex thực sự đã hằn sâu vào bên trong tâm trí của rất nhiều con người, những người hay mang trên tay một chiếc đồng hồ, chắc chắn rằng người đó cũng phải biết tới cái tên “Rolex”. Huyền thoại chế tác đồng hồ cao cấp – Rolex, thương hiệu của những giấc mơ, của những khát khao, đam mê cháy bỏng của một người ưa chuộng đồng hồ.
- Xưởng sản xuất của đồng hồ Rolex (2)
- Xưởng sản xuất của đồng hồ Rolex
- 10 bí ẩn lý giải sự đắt đỏ của thương hiệu đồng hồ Rolex
Trong khi không có một ai chắc chắn hay có thể khẳng định rằng, Rolex có nghĩa là gì? Hay nguồn gốc của thương hiệu này bắt nguồn từ đâu? Ngày hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin rất thú vị về nhà chế tác đồng hồ cao cấp này.
Vào năm 1905 tại London, Anh, Hans Wilsdorf cùng người anh rể là Alfred Davis thành lập công ty Wilsdorf & Davis. Công việc chính của họ là nhập khẩu dòng đồng hồ cao cấp của Hermann Aegler từ Thụy Sĩ và bán lại cho những người tiêu thụ đồ kim hoàn trên thị trường. Những mẫu đồng hồ được biết đến sớm nhất của công ty Wilsdorf & Davis có ký hiệu làW&D.
Hans Wilsdorf – cha đẻ của thương hiệu đồng hồ Rolex
Công ty đăng ký tên thương hiệu Rolex vào năm 1908 và mở một văn phòng tại La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ – trung tâm sản xuất đồng hồ cao cấp của thế giới. Có nhiều tranh cãi về nguốn gốc của cái tên Rolex. Có người nói rằng Wilsdorf muốn cái tên phải thật dễ phát âm với tất cả mọi người và phải vừa vặn khi khắc lên mặt đồng hồ. Một số người lại cho rằng cái tên Rolex có nguồn gốc từ cụm từ tiếng Pháp horlogerie exquise, nghĩa là “kiệt tác đồng hồ”.
Vào năm 1914, ngay khi Hoàng tử Ferdinand nước Áo nổ phát súng, đẩy cả thế giới vào cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử thì Hans Wilsdorf người xứ Bavaria đã thành lập công ty đồng hồ Rolex ở London. Hans Wilsdorf, người sáng lập hãng đồng hồ Rolex nhận thấy rằng cần phải có những đổi mới trong cách nhìn nhận về đồng hồ của con người, trong khi những chiếc đồng hồ bỏ túi cũ kĩ lại là những chuẩn mực trong con mắt những đồng nghiệp của ông. Hans Wilsdorf hình dung ra rằng đồng hồ đeo tay có thể thay thế hoàn toàn những chiếc đồng hồ bỏ túi cũ kĩ đó và ông sẽ tạo ra một chiếc đồng hồ đeo tay đáng kinh ngạc và sẽ thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của con người về đồng hồ.
Mặc dù có rất nhiều những trở ngại, thách thức về kiến thức và kinh tế, song tầm nhìn vĩ đại cả Hans Wilsdorf không hề bị nao núng và vẫn luôn vững bền. Hans Wilsdorf cũng có những may mắn trong quyết định về việc trì hoãn ý tưởng của mình vì nếu ông tạo ra một chiếc đồng hồ sang trọng trong buổi lễ ra mắt, nếu chiếc đồng hồ có khả năng thay đổi cách nhìn nhận của con người về một xu hướng mới đó là đồng hồ đeo tay và cách mạng hóa thành công thì ông sẽ phải đương đầu với rất nhiều những ý kiến trái chiều và thiếu sót của nó, như vậy sẽ rất căng thẳng và mệt mỏi cho một nhà sáng chế. Và khi ông nhận ra mối ngăn cảm duy nhất tới sản phẩm của ông mà khách hàng luôn luôn nhắm tới đó là tính chính xác của đồng hồ đeo tay. Thực sự là tính chính xác của đồng hồ đeo tay lúc đó thua xa sự chính xác của những chiếc đồng hồ bỏ túi vào thời điểm đó. Không hề bị ngăn cản bởi những trở ngại, Hans Wilsdorf vẫn kiên trì đối đầu với nó và ông không ngừng tìm tòi những phương hướng mới để giải quyết vấn đề “Tính chính xác tuyệt đối của đồng hồ đeo tay”. Ông quyết định đưa những sáng chế của mình sang đất nước của nền văn minh khoa học cao hơn, đó là đất nước Thụy Sĩ.
Rolex chính thức trở thành tên của công ty vào ngày 15/11/1915.
Rolex di chuyển đến Geneva và ra mắt Oyster
Năm 1919, do thuế khóa nặng nề ở Anh nên chi phí hoạt động của công ty tăng cao, lợi nhuận giảm. Vì vậy, trụ sở chính của công ty đã được chuyển về Geneva, Thụy Sĩ. Công ty đầu tiên được thành lập ở Geneva là Rolex Watch Company. Sau đó, tên công ty được đổi thành Montres Rolex, SA và cuối cùng là Rolex, SA.
Sau một thời gian gắn bó và có những trải nghiệm rất thú vị tại Thụy Sĩ, Hans Wilsdorf đã có nghiên cứu và thảo luận mang tính đột phá với những nhà lãnh đạo cấp cao của hiệp hội Horlogère (tạm dịch là Hiệp hội chế tạo đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ). Thương hiệu Rolex của ông Hans Wilsdorf đã nhận được giấy chứng nhận Cao Quý vào năm 1920, được chứng nhận và đánh giá hạng cao “A” bởi Đài thiên văn Kew vào năm 1914 về tính chính xác. Những điều này hoàn toàn vượt ra ngoài tầm dự đoán của ông Hans Wilsdorf. Sau đó Rolex đã trở thành thương hiệu đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới có được chứng nhận về tính chính xác. Và cũng thật đúng lúc – Thế chiến thứ I bùng nổ, các binh lính đều cần đến một cái đồng hồ đeo tay hoạt động chính xác bởi chúng tiện lợi hơn hẳn loại đồng hồ bỏ túi khi hoạt động trong các chiến hào.
Bước phát triển quan trọng nhất trong lịch sử của Rolex là Wilsdorf đã quyết định mua lại bằng sáng chế loại đồng hồ chống thấm nước từ hai nhà phát minh George Peret và Paul Perregaux. Kết quả của quyết định này là sự phát triển của loại đồng hồ chịu nước đầu tiên trên thế giới có tên Oyster vào năm 1926.
Một số mẫu đồng hồ Rolex Oyster
Cho đến khi tất cả các nhà thông thái trên thế giới đều có thể biết được đồng hồ sang trọng có ý nghĩa như thế nào với đời sống của họ, cái tên của hãng đồng hồ Rolex mang trong mình một biểu tượng của sự uy quyền, sức mạnh. Đồng hồ Rolex đã gắn liền với những sự phi thường của con người, những kì tích vô cùng lớn lao, bất chấp sự nguy hiểm hay cái chết để rồi đi đến đỉnh cao của vinh quang, thành công. Và đỉnh cao của vinh quang đó được định đoạt khi cô Mercedes Gleitze là người phụ nữ đầu tiên bơi qua eo biển của Anh trong vòng 10 tiếng đồng hồ vào năm 1926 và Hans Wilsdorf đã quyết định trao tặng cho Mercedes Gleitze một cái đồng hồ kiểu mới nhất hiệu Rolex Oyster, để giúp cô theo dõi thời gian trong khi vượt biển. Sự kiện này đã tạo nên tính công luận quý giá cho một thương hiệu đang trên đà phát triển.
Để quảng bá cho đồng hồ Oyster, năm 1927, Wilsdorf tuyên bố rằng cô Mercedes Glietz – người phụ nữ đầu tiên bơi qua eo biển Anh – sẽ đeo loại đồng hồ chịu nước Rolex Oyster trong nỗ lực chinh phục eo biển lần thứ hai của cô. Glietz sẽ nổi trên mặt nước và chiếc đồng hồ vẫn sẽ hoạt động bình thường. Mặc dù cuộc chinh phục lần thứ hai của Glietz không thành công nhưng Rolex Oyster đã không làm Wilsdorf thất vọng. Cả Glietz và Rolex Oyster trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Cho đến tận ngày nay, Rolex vẫn tiếp tục hợp tác với các vận động viên và nhiều sự kiện thể thao để quảng bá cho sản phẩm của mình. Phải kể đến như Rolex là máy bấm thời gian chính thức cho giải quần vợt Wimbledon, các giải quần vợt Úc mở rộng…
Nếu tính chính xác là một mấu chốt thành công của Rolex, thì sáng tạo đột phá là mấu chốt thứ hai. Năm 1931, Rolex đăng ký bản quyền chiếc đồng hồ lên giây vĩnh cữu đầu tiên, có nghĩa là bộ phận lên giây bên hông đồng hồ không còn cần thiết nữa. Năm 1945, nó trở thành chiếc đồng hồ đầu tiên có cửa sổ ghi nhận ngày tháng. Sau đó, công ty này còn tạo nên những đột phá khác như: chiếc đồng hồ lặn đầu tiên, chiếc đồng hồ ghi nhận cùng lúc hai múi giờ khác nhau đầu tiên…
Chiếc Datejust đầu tiên của Rolex được công bố trên thế giới (1945)
Quỹ Wilsdorf
Sau khi vợ Wilsdorf qua đời vào năm 1944, ông đã thành lập quỹ Hans Wilsdorf, để lại toàn bộ số cổ phiếu của mình vì mục đích từ thiện vĩnh viễn. Hiện nay, quyền sở hữu Rolex vẫn thuộc về quỹ Hans Wilsdorf, tích cực hỗ trợ cho các tổ chức từ thiện vì trẻ em mồ côi (bản thân ông Wilsdorf cũng là một cô nhi). Không có bất kỳ cổ phiếu nào của Rolex được bán ra trên thị trường.
Chính những phát minh trên cùng với sự phát triển khá thành công của Rolex đã khiến cho người ta xem lịch sử của thương hiệu này chính là lịch sử của ngành công nghiệp đồng hồ. Chiếc đồng hồ Rolex Oyster đã được kiểm tra kỹ càng bởi những gương mặt tiêu biểu của ngành công nghiệp đồng hồ và đạt được danh hiệu “Chiếc đồng hồ của Thế kỷ”.
Trên khắp thế giới, đâu đâu cũng có những cửa hàng bán lẻ đồng hồ Rolex. Nhưng qua năm tháng, Rolex dần giảm bớt số lượng những đại lý bán lẻ đồng hồ của mình. Không như những thương hiệu khác luôn muốn mở rộng kênh phân phối của họ càng lúc càng rộng lớn hơn, Rolex đi theo con đường ngược lại. Khi không có bao nhiêu đại lý có bán đồng hồ Rolex thì hệ quả là cầu tự động tăng lên và hình tượng danh vị của Rolex ngày càng được củng cố vững chắc.
Ngày nay, thương hiệu Rolex được công nhận trên toàn thế giới như một biểu tượng của uy tín và chất lượng. Rolex hiện là thương hiệu đồng xa xỉ nhất, sản xuất khoảng 2.000 chiếc mỗi ngày, và đây chắc chắn sẽ là một trong những thương hiệu đồng hồ hàng đầu trên thế giới.
Trung tâm phát triển sáng tạo và đầu tư của Rolex tại Thụy Sĩ
- Người ta không đeo một chiếc Rolex chỉ vì sự chính xác của nó. Họ đeo Rolex để khẳng định chính mình và vị trí xã hội của mình. Đó là một chiếc Porsche có thể luôn mang theo trên tay và cũng chứng tỏ những giá trị tương đương như vậy.
- Mua Rolex còn là một quyết định đầu tư không bao giờ lỗ vốn. Tính bền bỉ và sự ưa chuộng rộng khắp đã đảm bảo rằng đây là một chiếc đồng hồ dễ bán lại nhất trên thế giới. Với một thương hiệu có thể cho bạn biết thời gian chính xác đến từng giây một, thật đáng ngạc nhiên là Rolex lại có một tính cách thương hiệu vượt thời gian. Bởi chính những mối liên hệ gần gũi với lịch sử của đồng hồ, thương hiệu Rolex sẽ vẫn còn mãi đó cho đến khi chúng ta không còn muốn nhìn vào cổ tay để xem giờ nữa.
Những bí quyết thành công của Rolex:
- Chất lượng. Rolex đã hoàn toàn tập trung vào chất lượng ngay từ chính sản phẩm đeo tay đầu tiên của mình vào năm 1908. Họ khẳng định chất lượng bằng cách gởi những chiếc đồng hồ của mình đến Đài thiên văn Thụy Sỹ để được kiểm nghiệm và xác nhận tính chính xác.
- Phân phối. Thương hiệu này kích cầu bằng cách giới hạn kênh phân phối. Chỉ có một số nhà bán lẻ nào đó mới có quyền bán đồng hồ Rolex.
- Mối quan hệ với lịch sử. Rolex không tự phát minh ra đồng hồ đeo tay nhưng đó chính là thương hiệu đầu tiên đã phổ biến rộng rãi loại đồng hồ này. Công ty này còn gắn liền với những phát minh quan trọng trong lịch sử đồng hồ đeo tay, ví như loại đồng hồ lên giây vĩnh cửu.
Những phát minh của Rolex
Rolex đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ. Phải kể đến một số phát minh quan trọng như:
- Đồng hồ đeo tay chịu nước đầu tiên (Rolex Oyster, 1926)
- Đồng hồ lên giây vĩnh cữu đầu tiên (1932)
- Đồng hồ đeo tay tự động thay đổi ngày, tháng trên mặt đồng hồ (Rolex Datejust, 1945)
- Đồng hồ đeo tay hiển thị hai múi giờ cùng một lúc (Rolex GMT Master, 1954)
- Là nhà sản xuất đồng hồ đầu tiên đạt chứng nhận Chronometer đối với dòng sản phẩm đồng hồ đeo tay.
Rolex cũng tham gia vào sự phát triển của phong trào sản xuất đồng hồ thạch anh. Mặc dù Rolex không sản xuất nhiều mẫu đồng hồ thạch anh chạy bằng pin, nhưng các kỹ sư của công ty đóng vai trò quan trọng trong khâu thiết kế và thực hiện công nghệ này trong những năm 1970.
Bộ sưu tập Rolex