Các loại mặt kính đồng hồ đeo tay
Sở hữu một chiếc đồng hồ thì tương đối đơn giản nhưng để hiểu tất tần tật về nó thì lại là chuyện không hề đơn giản tí nào, có rất nhiều kiến thức liên quan đến chiếc đồng hồ yêu quý của chúng ta để hiểu và trình bày hết thì chắc sẽ mất rất nhiều thời gian nên hôm nay www.donghohanghieu.com xin mạo mụi giới thiệu cho các bạn đôi nét về mặt kính đồng hồ đeo tay – bộ phận tưởng ít được chú ý nhưng nó lại rất là quan trọng:
1. Mặt kính Mica:
Thực chất đây không phải là kính mà là loại nhựa tổng hợp trong suốt, loại này thường dùng trong đồng hồ hompage hoặc những chiếc đồng hồ cổ hồi xưa như Poljot, Omega hompage vì chúng có thể đáp ứng được tiêu chí cho những chiếc đồng hồ mỏng. Bây giờ, loại kính này cũng hay được sử dụng cho các loại đồng hồ trẻ em, đồng hồ rẻ tiền…sử dụng 1 thời gian thì bị mờ, trầy xước, nhìn khá xấu.
Một chiếc Poljot cổ của Nga Ngố sử dụng mặt kính Mica
2. Mặt kính Sapphire:
Là loại đá trong suốt không trầy xước trừ khi bạn lấy kim cương chà xát lên sapphire hoặc sapphire cọ xát với sapphire hoặc cạnh của lá lúa chà xát lên mặt kính sapphire thì bị trầy, mặt khác kính sapphire rất giòn nên dễ bị vỡ khi va chạm nhẹ. Sapphire được chia thành 03 loại nhỏ sau:
a. Sapphire tráng mỏng: là loại kính thường tráng một lớp mỏng sapphire. Đối với loại kính này có đặc điểm là giòn, dễ vở khi va chạm dù rất nhẹ, Loại này thường được sử dụng cho các loại đồng hồ nhái rẻ tiền. Khi sử dụng một thời gian thì bị trầy bởi vì sau vài tháng sử dụng lớp sapphire bị phai đi chỉ còn lại kính thông thường. Và lúc đó chỉ cần 1 vết quệt nhẹ là bị xước ngay.
b. Sapphire tráng dầy: loại này tương tự như loại trên nhưng được tráng dầy hơn nên có thời gian sử dụng lâu hơn trước khi bị trầy xước….
c. Sapphire khối: Đây là loại tốt nhất trong các loại kính sapphire, có độ cứng lên đến 9 điểm, chỉ thua mỗi kim cương là 10 điểm. Kính này có độ chống xước cực tốt, có thể mài được bê tông mà không hề xước. Thông thường những đồng hồ chính hãng mới lắp kính này. Vì loại kính này khá đắt.
Mặt kính đồng hồ sử dụng sapphire nguyên khối
3. Mặt kính Mineral Glass:
Mineral Glass thực ra chính là mặt kính thường, có độ cứng kém hơn so với mặt kính Sapphire, dễ bị trầy xước hơn nhưng lại có điểm lợi thế hơn sapphire là khả năng chịu va đập tốt hơn rất nhiều. Chúng không dễ dàng bị vỡ khi có va chạm nhẹ, tất nhiên là mạnh quá thì kiểu gì chả vỡ. Nhưng như vậy cũng là tốt lắm rồi.
Kính Mineral được sử dụng khá phổ biến cho các dòng đồng hồ tầm trung như Casio, Orient, Citizen hay Seiko do có giá thành khá rẻ trên thị thường. Ngoài ra, còn một người anh em nữa của kính Mineral đó là kính Hardlex Crystal. Nghe thì tưởng như là có thêm 1 loại kính mới, nhưng thực ra nó cũng chỉ là kính Mineral nhưng ở cấp độ cao hơn về khả năng chống xước và chống va đập thôi. Các bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại kính này trên những chiếc đồng hồ Seiko.
Lưu ý sử dụng:
– Một chiếc đồng hồ có mặt kính sapphire chống xước là rất tốt nhưng không có kính sapphire nào là chống xước hoàn hảo cả, vì vậy bạn không nên ném, quăng chiếc đồng hồ vào ngăn tủ mỗi sau mỗi lần không dùng mà tốt hơn hết là cất cẩn thận hoặc bọc lại bằng vải mềm cho chiếc đồng hồ. Bạn càng cẩn thận bao nhiêu thì chiếc đồng hồ càng bền đẹp và đỡ bị xước bấy nhiêu.
– Kính sapphire luôn giòn, dễ vờ khi va chạm. Vì vậy nếu bạn đang sở hữu 1 chiếc đồng hồ được trang bị mặt kính sapphire thì hãy hạn chế hoạt động mạnh như chơi thể thao chẳng hạn…
– Đồng hồ chính hãng dù có dùng kính spphire tráng thì cũng là loại tráng dầy và có chất lượng cao nên có thời gian sử dụng dài trước khi bị trầy xước.
– Đối với mặt đồng hồ bị xước và nứt quá nhiều thì bạn nên thay ngay khi có điều kiện bởi vì từ các vết nứt, vỡ đó có thể khiến bụi bẩn dính sâu vào phía trong động cơ hoặc kim đồng hồ, làm giảm độ chính xác của nó vì bị lực cản trở.
– Nếu bạn để chiếc đồng hồ cùng các đồ trang sức khác, bạn nên cất riêng nơi có bề mặt mềm và được thiết kế riêng dành riêng cho đồng hồ, vì nếu để lộn xộn vào nhau, có thể khiến chiếc đồng hồ bị xước hoặc các đồ trang sức khác cũng bị tương tự. Đặc biệt là mặt kính thủy tinh, cạnh đá của các loại trang sức khác, chúng là những chất liệu kị với kính sapphire. Có thể vô hiệu hóa khả năng chống xước của mặt kính sapphire.
– Ông bà ta hay dặn dò con cháu là : ” Của bền thì tại người” nên mình nghĩ dù là đồng hồ có không chống xước hoặc có không chống va đập đi chẳng nữa nhưng nếu chúng ta giữ gìn cẩn thận thì mặt của đồng hồ sẽ luôn sáng bóng theo thời gian thôi.