Nhìn những hình ảnh này, bạn còn muốn dùng đồng hồ fake nữa không?
Đồng hồ fake ngỡ tưởng chỉ là phương án chống cháy vô hại cho những người muốn mua một chiếc đồng hồ thật “ngầu” để khoe khoang nhưng lại ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng liên quan đến sức khỏe, cũng như phong thái của một con người. Muốn biết đồng hồ fake thực sự tệ thế nào, xin mời độc giả cùng đọc tiếp phần dưới đây.
- Đồng hồ Bulova tài trợ cho CLB bóng đá Manchester United
- Lịch sử về thương hiệu đồng hồ Bulova
- Những thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng
1. Không có chiếc đồng hồ fake nào xứng đáng với số tiền bỏ ra
Không ai biết đồng hồ fake do ai sản xuất, làm bằng gì, thông số kỹ thuật mập mờ. Người ta chỉ biết nó đến từ Trung Quốc, và với mong muốn tối ưu hóa lợi nhuận kèm với đó phải đẩy giá sản phẩm xuống thấp nhất có thể thì nguyên liệu sản xuất những chiếc đồng hồ fake cũng cực kỳ tạp nham. Gia công của đồng hồ fake mới nhìn thì đẹp như đồng hồ xịn nhưng các chi tiết khuất thì được làm rất cẩu thả.
Những câu quảng cáo mà chúng ta vẫn thường nghe như “người thông minh chọn đồng hồ fake với tính năng tương đương mà giá rẻ gấp nhiều lần!”, “sử dụng máy Nhật chính hãng”, … đều chỉ là chiêu trò đánh vào tâm lý tham của rẻ của phần đông người tiêu dùng. Ít ai biết rằng giá trị trung bình của mỗi chiếc đồng hồ fake chỉ vỏn vẹn 160 ngàn đồng.
Người tiêu dùng rất dễ bị dụ bởi những lời quảng cáo như rót mật vào tai thế này, hãy tỉnh táo!
2. Đồng hồ fake ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dùng.
*Đây là điều quan trọng nhất người viết muốn nhắn nhủ tới độc giả”
Với chi phí sản xuất cực thấp, người ta đã thay thép không gỉ vốn được tất cả các hãng đồng hồ nổi tiếng tin dùng bằng 1 thứ kim loại độc hại – hợp kim kẽm.
Loại hợp kim được sử dụng rộng rãi nhất là hỗn hợp giữa đồng, kẽm và chì, niken. Niken khi gặp mồ hôi tay sẽ nhanh chóng bị oxy hóa và phân hủy. Dẫn đến da bị nổi mẩn đỏ, mụn nước. Lâu dài có thể gây viêm da.
Nguy hại hơn, hàm lượng chì trong thứ hợp kim này cao đến 1 – 2%. Những chất này lâu ngày sẽ ngấm qua da và tích tụ trong cơ thể, gây tổn hại thần kinh, nhiễm độc gan, viêm thận, v.v…
Mặt khác, để tạo độ bóng đẹp cho vỏ đồng hồ, người ta sử dụng cadimi. Đây là thứ kim loại cực độc, xếp thứ 7 trong 275 chất có hại cho sức khỏe. Sau 1 thời gian tiếp xúc với da và mồ hôi thường xuyên, cadimi có thể xâm nhập vào cơ thể, tích tụ ở thận và xương. Kim loại này có thể gây ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm rối loạn chức năng thận,… Chỉ cần Google “Cadimi” là sẽ thấy một loạt ảnh tác hại của cadimi, xin dẫn chứng một vài ảnh sau:
3. Đeo đồng hồ fake dễ bị đánh giá không tốt từ cộng đồng
Đây chỉ là phần phụ, tuy nhiên là một người biết chút ít về đồng hồ hay chỉ là chăm đọc báo, cũng biết Hublot, Rolex có giá cả trăm triệu đồng hay thậm chí cả tỷ đồng. Vậy bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy 1 cậu trai mới lớn tay đeo Hublot bản limited, đi xe máy cọc cạch, ăn sáng vỉa hè?
Toàn là những ý nghĩ xấu thôi phải không? Thay vì bỏ cả triệu đồng để rước bệnh vào người thì tại sao không tìm đến Casio, Timex, Seiko và mua một chiếc đồng hồ vừa túi tiền, phù hợp với chính bản thân và hoạt động ổn định, bền bỉ?
Hy vọng sau khi biết được những tác hại từ đồng hồ fake, độc giả sẽ cân nhắc sắm cho mình một chiếc đồng hồ chính hãng phù hợp túi tiền.
Nguồn www.donghohanghieu sưu tập từ genk.vn